Khối lượng đồng hồ đeo tay không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác khi đeo mà còn liên quan đến vật liệu, cấu trúc bên trong. Việc hiểu và lựa chọn chiếc đồng hồ có khối lượng phù hợp không những giúp người đeo thấy thoải mái mà còn đảm bảo được độ chính xác và độ bền của sản phẩm. Vậy đây có phải là yếu tố để xác định hàng thật hay hàng nhái không? Cùng Draco tìm hiểu sâu hơn về khối lượng đồng hồ trong bài viết dưới đây nhé!
Khối lượng đồng hồ đeo tay giúp phân biệt được hàng thật và hàng giả?
Mặc dù thường không được đề cập trong các thông số kỹ thuật nhưng khối lượng đồng hồ lại là một yếu tố quan trọng. Nó giúp người tiêu dùng có thể suy luận ra chất liệu, bộ máy bên trong và cảm giác khi đeo vào tay để xác định có phù hợp với họ hay không. Do vậy. dù không phổ biến nhưng việc quan tâm đến khối lượng đồng hồ là điều cần thiết khi lựa chọn sản phẩm.
Khối lượng đồng hồ dựa vào chất liệu
Theo thông tin tương đối chính xác về khối lượng đồng hồ dựa trên chất liệu, các loại đồng có kích thước trong khoảng 38 – 42mm x 9 – 12mm (thuộc kích thường trung bình) thường sẽ có cùng một mức khối lượng. Tuy nhiên, điều này xảy ra khi các yếu tố khác như độ dày của mắt dây, kích cỡ của vấu, độ dày kính… cũng phải tương đương nhau.
Khối lượng đồng hồ – chất liệu thép không gỉ
Thép không gỉ 316L được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất đồng hồ đeo tay. Đây là loại chất liệu có khối lượng khá nặng nên chiếc đồng hồ càng có nhiều bộ phận được làm từ thép không gì cùng với kích thước lớn sẽ tạo ra một sản phẩm có trọng lượng khủng. Đổi lại, sản phẩm này bền bỉ và đẹp mắt cho người sử dụng, chi phí bảo trì cho các sản phẩm làm bằng thép không gỉ cũng hợp lý, vừa túi tiền
- Vỏ và dây đồng hồ làm từ thép không gỉ có khối lượng trung bình khoảng 170g
- Vỏ và dây đồng hồ kết hợp với da, vải hoặc cao su thì tổng khối lượng khoảng 140g
Khối lượng đồng hồ – chất liệu hợp kim
Các sản phẩm làm từ hợp kim thường có giá thành rẻ nên có nguy cơ là hàng nhái, hàng giả hoặc tráo đổi phụ kiện rất nhiều.
So với thép không gỉ, hợp kim sẽ nhẹ hơn nhưng dễ bị trầy xước và có thể bị gỉ sét hoặc đổi màu sau một thời gian sử dụng. Nhiều loại hợp kim còn được làm rỗng ruột, điều này dễ gây đứt gãy móp méo, rất khó để khắc phục bề mặt bị tình trạng này. Nên nếu bạn lựa chọn đồng hồ chất liệu hợp kim nên cân nhắc yếu tố độ bền sản phẩm
- Vỏ và dây hợp kim có tổng khối lượng trung bình khoảng 150g
- Vỏ hợp kim kết hợp dây da/vải/cao su có tổng khối lượng trung bình khoảng 135g
Khối lượng đồng hồ – chất liệu nhựa, cao su, silicone
Đây là những vật liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất đồng hồ đeo tay. Với khối lượng và tính linh hoạt đồng hồ làm từ các chất liệu này phù hợp với nhiều hoạt động khác nhau. Dù có kích thước lớn hơn nhưng chúng vẫn giữ được trọng lượng khiêm tốn, tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
Một ví dụ điển hình huyền thoại là chiếc đồng hồ G-Shock GG-1000-1A3 với đường kính 55.3mm và độ dày 17.1mm chỉ nặng 92g.
Với đồng hồ nhựa, cao su, silicone có khối lượng trung bình 70g, vừa đáp ứng yếu tố nhẹ nhàng phù hợp cho các hoạt động giải trí, thể thao, thời trang.
Khối lượng đồng hồ – chất liệu Gốm (Ceramic)
Gốm là một chất liệu nặng và có giá trị cao trong ngành sản xuất đồng hồ. Với đặc tính chống trầy tốt và độ cứng cao từ 8 – 8.5 điểm trên thang độ cứng Moh, gốm đem lại sự bền bỉ và đẳng cấp cho sản phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng đồng hồ làm từ gốm trong môi trường văn phòng có thể gây ra khó khăn cho người sử dụng do trọng lượng của sản phẩm.
- Vỏ và dây bằng thép không gỉ kết hợp với gốm có trọng lượng trung bình khoảng 175g
- Vỏ và dây đồng hồ hoàn toàn bằng gốm có trọng lượng 190g.
Khối lượng đồng hồ – chất liệu Titanium
Titanium là một kim loại có khối lượng siêu nhẹ (nhẹ gần gấp đôi thép) và siêu bền, được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không vũ trụ, xây dựng và sản xuất ô tô.
Titanium không những có độ cứng cao mà còn chống lại sự ăn mòn và oxi hóa, giúp tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Điều này đã khiến cho Titanium trở thành vật liệu không thể thiếu trong việc sản xuất các sản xuất các sản phẩm cao cấp như đồng hồ, máy bay và siêu xe.
- Vỏ Titanium kết hợp dây thép không gỉ tạo ra chiếc đồng hồ có khối lượng trung bình khoảng 100g.
- Vỏ Titanium kết hợp cùng dây da, dây vải hoặc dây cao su có trọng lượng chỉ tầm khoảng 65g.
Khối lượng đồng hồ đeo tay dựa trên bộ máy
Dựa trên bộ máy, khối lượng của đồng hồ có thể thay đổi tùy thuộc vào loại máy sử dụng.
- Đối với các loại máy cơ (Kinetic, Eco-Drive, Solar) được làm từ kim loại hoặc có nhiều bộ phận, do đó chúng thường nặng hơn so với các loại máy Quazt (chủ yếu làm từ nhựa) tầm khoảng 10% trở lên.
- Các chiếc đồng hồ có nhiều chức năng như lịch, chronograph hoặc các chức năng đi kèm khác cũng làm cho khối lượng của chiếc đồng hồ tăng lên.
- Đồng hồ 6 kim cũng sẽ nặng hơn so với đồng hồ ít chức năng thông thường (giờ, phút, giây)
Khối lượng của đồng hồ đeo tay bao nhiêu là vừa đủ?
Khối lượng của đồng hồ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đối với công việc văn phòng như đánh máy, viết chữ, việc chọn một chiếc đồng hồ có khối lượng dưới 180g sẽ giúp người đeo cảm thấy thoải mái và dễ dàng di chuyển trong quá trình làm việc và sinh hoạt.
Đồng thời việc chọn đồng hồ có mặt nhỏ dưới 40mm và dây da cũng là một lựa chọn thông minh, giúp tạo nên sự nhẹ nhàng, thanh lịch khi sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi người có thể có sở thích và nhu cầu sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi người có thể có sở thích và nhu cầu sử dụng khác nhau, do đó việc lựa chọn đồng hồ cũng cần phải dựa trên cá nhân hóa và sở thích của mỗi người.
Phân biệt khối lượng đồng hồ đeo tay và trọng lượng đồng hồ đeo tay
Khối lượng và trọng lượng là hai khái niệm quan trọng trong vật lý, đặc biệt là lĩnh vực đo lường và đánh giá vật liệu.
Việc phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm trọng lượng và khối lượng rất quan trọng trong việc sử dụng thuật ngữ chính xác trong các tài liệu kỹ thuật và công nghệ. Đồng thời, việc sử dụng đúng thuật ngữ cũng giúp tránh những hiểu lầm và nhầm lẫn không cần thiết trong giao tiếp chuyên ngành.
Khối lượng đồng hồ đeo tay
- Khối lượng được hiểu là lượng vật chất tạo nên một vật thể, không thay đổi ở bất kỳ điều kiện nào.
- Đơn vị thường được sử dụng đo lường khối lượng là miligam, gam, kilogam, tấn…
Trọng lượng
- Trọng lượng là sức nặng của vật được thể hiện thông qua giá trị đo của cân lò xo khi vật đó ở trên mặt đất.
- Đơn vị đo trọng lượng thường được sử dụng là Newton
Phân biệt đồng hồ thật, giả thông qua khối lượng đồng hồ
Sự phát hiện thật giả dựa vào khối lượng đồng hồ là một phương pháp hiệu quả để xác định chất lượng sản phẩm. Đa số đồng hồ giả, nhái thường sử dụng kim loại hợp kim nhẹ hơn thép không gỉ và có cấu trúc vỏ, dây rỗng ruột, mỏng manh. Bộ máy bên trong thường cũng không đạt chất lượng cao, dẫn đến việc sản phẩm giả nhái có khối lượng nhẹ hơn so với sản phẩm chính hãng.
Điều này có thể dễ dàng cảm nhận bằng cách cầm nắm sản phẩm, do đó khối lượng đồng hồ có thể được coi là một tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt hàng giả, hàng kém chất lượng.
Việc mua sắm tại các cửa hàng uy tín và không ham rẻ vẫn là biện pháp tốt nhất để tránh mua phải hàng giả giá cao.
Những thông tin chia sẻ trên, DRACO hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiếc đồng hồ của mình. Nếu còn bất cứ cấu hỏi, thắc mắc nào xin liên hệ ngay với chúng tôi để đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ, giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất ạ!
DRACO – KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA BẠN
Website: https://dracowatch.com/
Số điện thoại hotline: 0814.688.368